Bình chữa cháy CO2

BÌNH CHỮA CHÁY CO2

Chứa khí CO2 được nén lỏng trong bình ở áp suất cao. Bình khí CO2 chữa được các đám cháy loại A,B,C và E. Trong đó:

  • Đám cháy loại A: đám cháy liên quan đến các vật rắn dễ cháy như gỗ, vải , giấy,…
  • Đám cháy loại B: đám cháy liên quan đến các chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu,…
  • Đám cháy loại C: đám cháy liên quan đến các chất khí dễ cháy như metan, gas,…
  • Đám cháy loại E: đám cháy liên quan đến các thiết bị điện.

Đặc biệt, bình chữa cháy CO2 là lý tưởng dập các đám cháy điện vì nó không làm ảnh hưởng đến chúng khi chữa cháy và không phải vệ sinh như các bình chữa cháy dạng bột hay dạng bọt bởi CO2 sẽ tan trong không khí.

Nguyên lý chữa cháy

Chữa cháy theo nguyên lý làm ngạt và thu nhiệt: khí CO2 nén lỏng ở nhiệt độ thấp trong bình sẽ làm loãng nồng độ Oxy trong vùng cháy, khiến đám cháy không đủ Oxy để cung cấp sự cháy, đồng thời, khí CO2 ở nhiệt độ cực thấp ( -70 )khi phun ra sẽ thu nhiệt xung quanh làm giảm nhiệt độ vùng cháy.

Ưu điểm:

+ Chữa cháy nhanh, gọn, trực tiếp

+ Sử dụng hiệu quả với hầu hết các đám cháy thông thường hiện nay, từ đám cháy loại A, B, C, E. Thích hợp khi sử dụng với những đám cháy thiết bị điện.

+ Không gây ô nhiễm môi trường, không phải vệ sinh sau khi chữa cháy như các bình chữa cháy khác.

Nhược điểm:

+ Khối lượng tương đối lớn do khí CO2 được nén trong bình nên vỏ bình phải dày hơn để chịu áp lực

+ Có thể gây bỏng lạnh do được nén dưới nhiệt độ thấp -79 độ C nên tránh phun trực tiếp vào cơ thể người.

+ Do CO2 tan nhanh trong không khí và thời gian chữa cháy của hầu hết các loại bình xách tay thường ngắn.

+ Đám cháy dễ tái phát nếu không dập tắt hoàn toàn trước khi ngừng sử dụng bình.

Chú ý

– Phải phun trực tiếp vào vật đang cháy để đạt hiệu quả cao nhất.  Phải phun cho đám cháy tắt hẳn mới ngừng phun

– Nếu đám cháy ngoài trời thì nên đứng đầu hướng gió khi chữa cháy, hạn chế sử dụng trong điều kiện có gió mạnh, hạn chế sử dụng trong phòng kín bởi khí CO2 có thể gây ngạt cho người trong phòng.

– Không dùng bình CO2 để chữa các đám cháy có kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm. Vì khi phun khí CO2 vào đám cháy sẽ sinh ra phản ứng hoá học tạo ra loại khí vừa độc hại vừa có nguy hiểm cháy nổ làm cho đám cháy phức tạp thêm.

– Đọc kỹ hư­ớng dẫn, nắm rõ công dụng của từng loại bình để dùng dập các đám cháy cho phù hợp.

– Đối với các đám cháy chất lỏng phải phun phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xuống chất lỏng.

– Khi phun tuỳ vào từng đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách phun phù hợp.

– Cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun để tránh bỏng lạnh.

– Khi bảo quản, tránh để ở nơi có nhiệt độ cao quá 55 độ C.

Chúng tôi chuyên nhập và phân phối các thiết bị chữa cháy, thiết bị báo cháy, thiết bị cứu hộ cứu nạn chất lượng tốt, giá thành hợp lý quý khách hàng có thể tham khảo thêm