Máy bơm chữa cháy

Máy bơm chữa cháy

Máy bơm chữa cháy về cơ bản là máy bơm nước, nhưng được thiết kế với các tính năng và cấu tạo đặc biệt để phục vụ cho công việc chữa cháy. Đây là một thiết bị chuyên dụng và không thể thiếu được trong các hệ thống chữa cháy tại các tòa nhà , khu dân cư, khu công nghiệp hay các doanh nghiệp. Có vai trò quan trọng trong dập tắt các đám cháy đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho con người.

Các dòng máy bơm chữa cháy nối tiếng tại Việt Nam chủ yếu là đến từ các thương hiệu nổi tiếng thế giới như: máy bơm Pentax, máy bơm Tohatsu…

Ngoài sự phân biệt về thương hiệu, ví dụ như máy bơm Tohatsu, máy bơm chữa cháy Pentax, người ta còn phân loại theo nguyên nhiên liệu vận hành: máy bơm dùng động cơ điện, dầu diesel và dùng xăng

Về mặt thiết kế, chia thành hai loại:

– Máy bơm kiểu xách/khiêng tay: Lưu lượng bơm từ 500 đến 1800 lít/phút. Áp suất làm việc từ 5 đến 10 bar.
– Máy bơm  rơ-mooc: Là loại máy di chuyển bằng xe kéo. Chủ yếu sử dụng động cơ xăng, có lưu lượng bơm đạt khoảng 500 đến 2500 lít/phút. Áp suất làm việc từ 5 đến 10 bar.

Một hệ thống phòng cháy chữa cháy hoàn chỉnh và đồng bộ bao gồm: 1 bơm chữa cháy chính (bơm điện là chủ yếu), 1 bơm dự phòng (có thể là động cơ diesel hoặc xăng công suất ngang bằng), tủ điều khiển, phụ kiện điều khiển, bình tích áp, bơm bù áp và thiết bị kết nối.

Lưu ý: thiết kế của tủ điều khiển căn cứ vào công suất bơm. Nó được cấu thành từ các thiết bị khởi động, bảo vệ động cơ, đèn còi báo hiệu, phao báo mức nước. Chúng tiếp nhận tín hiệu từ các thiết bị ngoại vi để máy bơm chạy theo chế độ tự động, ví dụ như rơ le, chuông báo cháy.

Nguyên tắc hoạt động tự động của máy bơm chữa cháy:

1. Đặt chế độ
Cột áp được đặt cho hệ thống chữa cháy là 7bar.
  • Nếu cột áp xuống 6 bar: bơm bù sẽ hoạt động
  • Nếu cột áp xuống 5 bar: bơm bù ngừng hoạt động và bơm chính bắt đầu hoạt động
  • Nếu cột áp đủ 10 bar: Bơm chính n gừng hoạt động

2. Chế độ bù áp

Nếu hệ thống bị rò rỉ nước, việc bù áp sẽ do bơm bù thực hiện.

3. Chế độ chữa cháy

Khi át tụt nhanh và thấp (theo ngưỡng đã đặt ở công tắc áp lực, bơm chính sẽ hoạt động để đảm bảo cột át và lưu lượng nước chữa cháy.

Điều kiện chạy máy bơm chữa cháy

1. Điều kiện nước vào

  • Bảo vệ bơm không bị mất nước( Van phao điện hay điện tử)
  • Bảo vệ mất dòng khi nghẹt đầu hút (công tắc lưu lượng)

2. Điều kiện chạy

  • Chế độ chạy tay không cần khống chế áp.
  • Chế độ chạy tự động:Phải được khống chế bằng áp. Bơm jockey chạy khi different là bao nhiêu?–> nếu hụt áp đến bao nhiêu thì bơm điện chạy–> nếu mất điện thì sẽ cho bơm diezel chay.

3. Bảo vệ Bơm

– Bảo vệ mất pha (dùng relay bảo vệ mất pha )
– Bảo vệ quá tải (dùng bộ bảo vệ quá nhiệt động cơ)
Ngoài ra cần đưa thêm các thiết bị báo sự cố và đèn báo chạy, sự cố, dừng, chuông là có thể hoàn thiện một tủ chữa cháy theo tiêu chuẩn.

Một số điểm cần lưu ý 

– Không nên sử dụng phao tín hiệu báo cạn để dừng bơm do thiếu nước
– Không sử dụng rơ le bảo vệ quá tải đối với động cơ bơm điện
– Có đầy đủ đồng hồ, đèn tín hiệu và thiết bị báo mất pha
– Đặt mức rơ le tín hiệu vận hành bơm Bù áp và bơm Điện phù hợp với thực tế hiện trường
– Nên sử dụng bộ sạc ắc quy tự động, không nên dùng bộ sạc ắc quy không tự động
– Dùng 2 bình ắc quy để đảm bảo cho bơm Diesel chắc chắn khởi động ngay khi có sự cố

Để mua máy bơm chữa cháy hãy đến với saigonfire, chúng tôi chuyên cung cấp các loại máy bơm cứu hỏa, thiết bị chữa cháy khác như: bình chữa cháy, vòi chữa cháy,…