Tin Tức

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu ứng cử Chủ tịch nước

Hội nghị Trung ương 8 giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để kỳ họp Quốc hội tới đây bầu làm Chủ tịch nước.

Trung ương xem xét giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước

Hội nghị Trung ương 8, khóa XII hôm nay 3/10 đã thống nhất 100% giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV (khai mạc ngày 21/10).Cũng tại phiên họp này, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung hai Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII là ông Võ Thái Nguyên và ông Trần Đức Thắng.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTX
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTX

Trước đó sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vào sáng 21/9, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh được phân công giữ quyền Chủ tịch nước. Theo quy định hiện hành, bà Thịnh giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Sau nhiều nhiệm kỳ, đây là lần đầu tiên người đứng đầu Đảng được Ban chấp hành Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức danh Chủ tịch nước – người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Theo quy định trong Đảng, chức danh Chủ tịch nước là nhân sự phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cần có các phẩm chất, năng lực, như: Có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng.

Chức danh Chủ tịch nước cũng yêu cầu tiêu chuẩn “có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp; là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước; quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công”.

Hiến pháp quy định, Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (giữa) và các đại biểu tại Hội nghị Trung ương 8, khoá XII, sáng 3/9. Ảnh: TTX
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (giữa) và các đại biểu tại Hội nghị Trung ương 8, khoá XII, sáng 3/9. Ảnh: TTX

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, sinh ngày 14/4/1944, quê quán Xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Ông là Ủy viên Trung ương các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X, XI, XII; tham gia Thường trực Bộ Chính trị (8/1999-4/2001); đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV.

Từ năm 1963 – 1967, ông là sinh viên khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó công tác nhiều năm ở Tạp chí Cộng sản và giữ chức Tổng biên tập từ tháng 8/1991 đến tháng 8/1996.

Từ tháng 1/2000 đến tháng 6/2006, ông là Bí thư Thành ủy Hà Nội và sau đó giữ chức Chủ tịch Quốc hội hai khóa XI, XII.

Tháng 1/2011, ông được bầu làm Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Bí thư Quân ủy Trung ương. Đến tháng 1/2016, tại Đại hội XII của Đảng, ông được bầu tái giữ chức Tổng bí thư.

Viết Tuân

pccc chung cư cao tầng

Phòng cháy chữa cháy tại các chung cư cao tầng

Tình trạng cháy nổ tại các chung cư cao tầng ở Việt Nam luôn tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm, gióng hồi chuông cảnh báo về an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC). Thậm chí còn có danh sách chi tiết những tòa nhà cao tầng chưa đủ điều kiện PCCC. Các dự án nhà...
chữa cháy nhà ống

Những điều cần lưu ý để phòng chống cháy nổ nhà thiết kế dạng ống

Thời gian qua các vụ cháy gây thiệt hại lớn về người và tài sản liên tiếp xảy đặc biệt những vụ cháy nguy hiểm này xảy ra ở những ngôi nhà thiết kế dạng ống bịt kín không lối thoát.     Theo các chuyên gia phòng cháy chữa cháy (PCCC), có rất nhiều...
Trong công tác pccc các hộ gia đình, nhà ở cần lưu ý những điều gì

Trong công tác PCCC các hộ gia đình, nhà ở cần lưu ý những gì

Khi xảy ra các tình trạng cháy nổ hay những tình huống ngoài ý muốn thì việc phòng cháy chữa cháy là một công việc vô cùng quan trọng và cấp bách nhất. Tại nếu không ứng phó kịp thời thì hậu quả nó gây ra là không thể đếm xuể gây nên những mất...